6 BỆNH NGUY HIỂM TRẺ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA HÈ

Đăng bởiBích Tuyền vào lúc

Thời tiết nóng ẩm khó chịu của mùa hè tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh phát triển. Ở trẻ, sức đề kháng còn yếu, chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh, nếu không chữa trị kịp thời có thêt dẫn đến hậu quả khôn lường.
Dưới đây là 6 căn bệnh nguy hiểm mà trẻ rất hay mắc phải vào mùa hè. Các bậc phụ huynh nên xem và tìm cách phòng ngừa nhé!
 

1. Bệnh Tay - Chân - Miệng

- Thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, khả năng lây lan rất cao.
- Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó… Nếu gặp những biểu hiện này, phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

👉 Hãy kết hợp bôi Gel #KIN_Baby cho bé để làm dịu vết thương, kháng viêm, giảm đau và nhanh khỏi bệnh. Xem ngay: http://bit.ly/2Yf5ehF

 

2. Bệnh thủy đậu:

- Biểu hiện ban đầu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Tốc độ lây lan nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người.
- Có thể khỏi hoàn toàn sau 1–2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời và đúng cách, nếu không bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm phổi…

Giải pháp: Cách ly cho đến khi các mụn nước khô hoàn toàn.
Người bệnh nên ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời và nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
(Nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ hoặc khi mẹ đang mang thai).

3. Bệnh viêm não Nhật Bản:

- Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi (hoặc người lớn chưa được tiêm phòng).
- Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi đốt người và truyền bệnh cho người.
- Biểu hiện rất cấp tính: Sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. ⛔️ Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%.

Giải pháp: Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài ra nên tránh để muỗi đốt.

 

4. Bệnh sốt xuất huyết:

- Triệu chứng: Sốt cao đột ngột 39-40oC, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Giải pháp: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Khi trẻ bị sốt, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

 

5. Bệnh tiêu chảy:

- Xảy ra quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa hè, không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
- Biểu hiện: đau bụng, đi đại tiện nhiều lần, buồn nôn hay nôn, mất nước, hạ huyết áp, tay chân lạnh…
Giải pháp: Nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kịp thời chữa trị.

6. Bệnh rôm sảy:

Thời tiết nóng nực dễ gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm da mãn tính, thậm chí viêm cầu thận.
Lưu ý: Hạn chế để trẻ tự gãi ngứa và làm tổn thương vùng da bị rôm vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.

👉 Giải pháp:
Thoáng mát là tiêu chí hàng đầu trị rôm sảy ở trẻ. Cha mẹ cần tắm cho bé thường xuyên, giữ da thông thoáng để không bị bít tắc lỗ chân lông, mao mạch. Nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, tã lót mỏng, thấm hút mồ hôi.
Khi các biểu hiện rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, tổn thương da nặng thêm, cha mẹ nên đưa con đi đến bệnh viện ngay lập tức.

 

 

 
 
 
 
 

Bài viết cũ Bài viết mới


0 bình luận

Bình luận

Chú ý , bình luận cần được duyệt trước khi đăng