Niềng răng đau cỡ nào? Trải nghiệm qua từng giai đoạn sẽ ra sao? Mỗi một giai đoạn cần làm những gì, cần chuẩn bị những gì? Và còn rất nhiều câu hỏi mà những ai đang trong giai đoạn chỉnh nha hoặc có ý định chỉnh nha sẽ thắc mắc. Điển hình như câu hỏi của một bạn ở Hà Nội như sau:
“Thưa bác sĩ, cháu đang có ý định niềng răng mà nghe nói trong suốt quá trình điều trị lực tác động sẽ gây đau nhức răng rất nhiều. Sự thật có như vậy không thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu niềng răng đau cỡ nào ạ? Cháu cảm ơn!” (Hoàng Ngọc Ánh - Hà Nội).
Và để trả lời cho câu hỏi của bạn thì chúng ta nên bắt đầu từ “Niềng răng là gì?” và “Quy trình niềng răng phải trải qua bao nhiêu giai đoạn?”
Như bạn đã biết, niềng răng là phương pháp dùng các khí cụ chỉnh nha nhằm tác động lực lên răng, giúp răng di chuyển về vị trí như mong muốn và điều chỉnh khớp cắn. Niềng răng là cả một quá trình dài và qua từng giai đoạn, bạn sẽ trải nghiệm những cảm giác khác nhau. Quy trình niềng răng bao gồm những bước cơ bản:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Giai đoạn này, bác sĩ chỉ thực hiện khám xem tình trạng răng và xương hàm của bạn ra sao và chụp phim X-quang để lên phác đồ điều trị.
“Thăm khám và tư vấn không tác động đến răng nên bạn sẽ không cảm thấy đau răng.”
Ngoài ra, nếu bệnh nhân có bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, răng sứt mẻ... thì sẽ được điều trị trước khi thực hiện niềng răng. Vì vậy niềng răng đau cỡ nào bạn chưa cảm nhận được ở trong giai đoạn này. Họa chăng chỉ là những cảm giác khó chịu do điều trị những bệnh lý đi kèm mang lại.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Ở giai đoạn 2 là quá trình bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám, phim Xquang để lên kế hoạch cho cả quá trình niềng răng.
Bước 3: Đặt thun tách kẽ, khâu niềng răng, cảm nhận rõ rệt niềng răng đau cỡ nào
Thun tách kẽ là những chiếc dây chun được đặt ở kẽ giữa răng số 5 và số 6, răng số 6 và số 7. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa kéo căng thun tách kẽ để đặt vào vị trí như mong muốn. Chiếc thun này có tác dụng tạo khoảng trống chuẩn bị cho quá trình đeo khâu.
“Đeo thun tách kẽ sẽ gây cho bạn những cơn ê nhức răng khó chịu.”
Khoảng 1-3 ngày đầu khi đặt thun tách kẽ, bạn sẽ có cảm giác hơi ê răng. Tuy nhiên, những ngày sau đó bạn sẽ cảm nhận rõ rệt niềng răng đau cỡ nào. Răng sẽ ê nhức đến độ bạn chẳng thể ăn đồ ăn bình thường, cháo, súp, nước hoa quả sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trong khoảng 1-2 tuần đeo thun tách kẽ. Tùy cơ địa và tình trạng răng của mỗi người thì việc đặt chun tách kẽ bạn cũng chỉ hơi bị ê nhức một chút và cơn đau khi niềng răng sẽ chỉ ở mức độ ấy mà thôi.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ tháo thun tách kẽ và đặt khâu niềng răng vào răng hàm số 6 và số 7 ở cả 2 hàm nhằm giữ cho hệ thống mắc cài chắc chắn. Khâu niềng răng được gắn ở những chiếc răng trong cùng.
Bước 4: Gắn mắc cài và bắt đầu tác động lực kéo răng
Sau khi việc đặt khâu niềng răng hoàn thành, hệ thống mắc cài bắt đầu được bác sĩ gắn lên răng của bệnh nhân. Thao tác này không làm bạn đau nhức răng, tuy nhiên thời gian sẽ mất khá lâu từ 1-2h (bạn sẽ hơi mỏi miệng một xíu thôi).
Tuần đầu tiên gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy khá vướng víu và hơi tức răng một chút do chưa quen, nhưng cảm giác khó chịu trong thời gian này không thể bằng cảm giác khi bạn đeo thun tách kẽ. Sau đó, bạn sẽ quen dần và thấy việc niềng răng hoàn toàn bình thường.
Cứ 2 đến 4 tuần bệnh nhân tái khám theo chỉ định của bác sĩ và được gia tăng lực siết. Việc này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và lực tác động cần đều đặn, nếu không sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân, thậm chí là làm răng yếu đi, tổn hại xương hàm.
Bước 5: Đeo hàm duy trì
Sau một thời gian nhất định, răng và khớp cắn của bệnh nhân đã được chỉnh đều đẹp thì nhiệm vụ cuối cùng mà bạn cần làm là đeo hàm duy trì.
Hàm duy trì có chức năng ổn định và giúp răng làm quen với vị trí mới, tránh tình trạng tái xô lệch. Trong giai đoạn này, niềng răng đau cỡ nào sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa. Hàm duy trì đeo niềng răng mắc cài trong khoảng 3 đến 6 tháng hoặc có thể lâu hơn tùy vào từng bệnh nhân.
Sau khi được tháo hàm duy trì là bạn đã kết thúc quá trình niềng răng. Hãy mạnh dạn lên, đừng sợ, cả quá trình không quá đáng ngại như bạn đã nghĩ đâu.
Trong quá trình niềng răng, một điều tất yếu là bạn phải siêng năng vệ sinh và chăm sóc răng miệng hằng ngày với những sản phẩm chuyên dụng. Nhiều bệnh nhân chỉnh nha với mục đích thẩm mỹ nhưng do quá trình niềng răng không chăm sóc kỹ lưỡng dẫn đến men răng xuất hiện đốm trắng sau khi tháo niềng hoặc tệ hơn là bị sâu men răng nhiều nơi gây mất thẩm mỹ và tốn nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị. Để được tư vấn kỹ hơn về quá trình niềng răng cũng như phương pháp vệ sinh răng miệng, bạn hãy liên hệ KINCARE với một trong những thông tin liên hệ sau đây:
Website: www.kincare.vn
Hotline: 1900 6840 hoặc 0978 655 836
Facebook: https://www.facebook.com/KinCareVietnam/