Bệnh Tay Chân Miệng do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh bao gồm xuất hiện các vết loét bên trong miệng hoặc bên ngoài xung quanh vùng miệng, phát ban hoặc nổi mụn nước trên tay, chân hoặc mông. Mặc dù phát bệnh thì không dễ chịu gì nhưng cũng không nguy hiểm.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh Tay Chân Miệng, tuy nhiên trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để giảm triệu chứng trong thời gian phát bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh Tay Chân Miệng
Virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là nguyên nhân gây bệnh Tay Chân Miệng. Các bác sĩ thường gọi chúng bằng một tên chung là virus coxackie.
Trẻ con thể bị lây nhiễm bệnh Tay Chân Miệng qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc với vật mang nguồn bệnh như đồ chơi, mặt bàn hoặc nắm đấm cửa. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè và mùa thu.
2. Triệu chứng của bệnh Tay Chân Miệng
Triệu chứng thường gặp nhất là sốt cao và đau họng, các vết loét xuất hiện trong miệng hoặc trên lưỡi. Người bệnh sẽ bị phát ban ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân khoảng 1-2 ngày sau các triệu chứng đầu tiên. Các vết loét, nốt phát ban này sẽ phát triển thành mụn nước. Các đốm hoặc vết loét phẳng sẽ xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay hoặc vùng mông. Người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng hoặc có thể xuất hiện tất cả các triệu chứng. Triệu chứng loét miêng có thể gây đau họng khi ăn uống khiến trẻ em bỏ ăn và sụt cân.
3. Chẩn đoán bệnh Tay Chân Miệng
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của người bệnh, kiểm tra các vết loét và nốt phát ban trên da. Chỉ cần kiểm tra đơn giản là đủ để xác định bệnh Tay Chân Miệng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt...
4. Điều trị bệnh Tay Chân Miệng
Bệnh Tay Chân Miệng thường sẽ tự hết sau 7-10 ngày. Bệnh Tay Chân Miệng không có thuốc điều trị cũng như không có vaccine phòng bệnh. tất cả những gì bạn có thể làm là giảm thiểu triệu chứng của bệnh.
+ Sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc xịt giảm đau (loại không kê đơn).
+ Không được sử dụng Aspirin để giảm đau vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn ở trẻ nhỏ.
+ Giảm đau họng bằng các loại thực phẩm mát lạnh như yogurt, sinh tố, kem...
+ Các loại gel giảm sưng viêm như Kin Baby có thể giảm thiểu tối đa các triệu chứng phát ban, vết loét trong miệng và trên tây, chân, vùng mông...
5. Phòng ngừa lây nhiễm bệnh Tay Chân Miệng
Người bệnh rất dễ lây nhiễm bệnh trong 7 ngày đầu. Tuy nhiên, virus có thể tồn tại trên cơ thể người bệnh tronh suốt vài tuần sau khi các triệu chứng biến mất và có thể lây lan cho người khác thông qua các dịch bài tiết của người bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Khi đưa trẻ trở lại trường, bạn phải đảm bảo trẻ không còn các triệu chứng của bệnh Tay Chân Miệng. Để đảm bảo trẻ không còn nguy cơ lây lan bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám trước khi đến trường.