Chỉnh nha là gì? Những đối tượng nào cần phải niềng răng?

Đăng bởiKinCare Việt Nam vào lúc

Chỉnh nha là một phương pháp điều trị trong nha khoa giúp điều chỉnh đúng vị trí của răng và hàm. Răng không đều, mọc lệch hay hai hàm bị lệch khớp cắn… sẽ khiến cho vấn đề vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, làm tăng nguy cơ bị mất răng do sâu răng và viêm nha chu. Ngoài ra, việc lệch khớp cắn có thể dẫn đến hội chứng viêm khớp thái dương hàm, đau đầu, cổ và vai… Răng không đều có thể làm mất thẩm mỹ trên diện mạo của một người.

Lợi ích của việc chỉnh nha bao gồm: sức khỏe răng miệng được cải thiện, răng được bảo vệ tốt hơn và ngũ quan cân đối hơn.

Làm thế nào để tôi biết rằng tôi cần phải chỉnh nha?

Chỉ có nha sĩ hoặc các bác sĩ chỉnh nha mới có thể cho bạn biết rằng việc chỉnh nha có mang lại lợi ích cho bạn hay không. Nha sĩ sẽ dựa trên các công cụ chẩn đoán để đưa ra quyết định và lập kế hoạch điều trị cho bạn. Các công cụ chẩn đoán bao gồm: hồ sơ y tế, bệnh sử, các chẩn đoán lâm sàng, mô hình thạch cao của răng, các ảnh chụp X-quang và chụp răng với kỹ thuật đặc biệt…

Nếu bạn gặp phải các vấn đề sau đây thì bạn sẽ được khuyên là nên thực hiện chỉnh nha:

+ Răng hô (Overbite): các răng cửa hàm trên nằm quá xa về phía trước so với răng hàm dưới.

+ Răng móm (Underbite): các răng cửa hàm dưới quá xa về phía trước so với răng hàm trên.

+ Răng cắn chéo (Crossbite): răng trên không khớp với răng dưới như bình thường khi cắn lại.

+ Răng cắn hở (Openbite): khi hàm trên và hàm dưới cắn lại sẽ xuất hiện khoảng hở giữa các bề mặt cắn của răng cửa.

+ Khe hở răng cửa giữa (Misplaced midline): các răng cửa giữa của hàm trên không thẳng hàng với các răng cửa giữa của hàm dưới hình thành khoảng hở.

+ Khoảng hở rộng giữa các răng (spacing): những khoảng trống giữa các răng do thiếu răng.

+ Răng chen chút (Crowding): có quá nhiều răng so với bình thường, mọc chen chút nhau trên hàm.

Việc điều trị chỉnh nha được thực hiện như thế nào?

Nhiều loại khí cụ khác nhau được gắn cố định hoặc có thể tháo lắp vào răng và hàm để điều chỉnh vị trí của răng, giúp thay đổi cấu trúc mô cơ hàm và ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của hàm. Các khí cụ này sẽ áp lên răng một lực với mức độ nhẹ có thể giúp răng di chuyển dần mỗi ngày. Phương pháp chỉnh nha khác nhau sẽ được dùng cho các vấn đề răng miệng khác nhau.

Các khí cụ chỉnh nha gắn cố định bao gồm:

+ Niềng: là một khí cụ chỉnh nha phổ biến. Niềng răng sẽ bao gồm khâu kim loại, dây cung, mắc cài. Khâu kim loại được gắn bao quanh chiếc răng và được dùng như một móc neo cho các khí cụ, trong khi mắc cài thường được liên kết với mặt trước của răng. Dây cung được kéo xuyên qua các mắc cài và gắn vào các khâu kim loại. Dây cung được kéo chặt lại để áp một lực lên răng và dần dần di chuyển chúng đến vị trí thích hợp. Dây cung thường được điều chỉnh hằng tháng để mang lại kết quả tốt nhất cho răng. Kết quả điều chỉnh răng niềng thường thấy rõ từ sau vài tháng đến một năm. Niềng răng ngày nay nhỏ hơn, nhẹ hơn và ít kim lọai hơn nhiều so với trước đây. Chúng có màu sắc tươi sáng cho trẻ em và nhiều màu sắc thời trang được nhiều người lớn yêu thích.

+ Các khí cụ cố định đặc biệt: được dùng để kiểm soát các hành động như mút tay, đẩy lưỡi khiến cho răng bị biến đổi vị trí. Các khí cụ đặc biệt này được gắn cố định vào răng và hàm. Vì các khí cụ này gây sự khó chịu cho người đeo nên chỉ khi nào thật sự cần thiết thì nha sĩ mới chỉ định việc lắp ráp các khí cụ nào vào răng.

+ Khí cụ giữ khoảng cố định: Khi răng sữa mất, một khí cụ được gọi là bộ phận giữ khoảng được gắn vào để giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Một khâu kim loại được gắn vào răng bên cạnh khoảng trống và một dây cung được kéo đến răng ở bên kia của khoảng trống.

Các khí cụ chỉnh nha có thể tháo lắp bao gồm:

+ Hàm chỉnh nha: một sự thay thế cho niềng răng truyền thống dành cho người lớn, nhiều hàm chỉnh nha được sử dụng để di chuyển răng như cách mà các niềng răng cố định thực hiện. Hàm chỉnh hầu hết trong suốt và có thể tháo lắp khi cần để ăn uống, chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

+ Khí cụ giữ khoảng tháo lắp: thiết bị này có chức năng tương tự như bộ cố định. Chúng được thiết kế với một đế nhựa acrylic vừa khít với hàm và có các nhánh nhựa hoặc dây cung ngăn giữa các răng cụ thể để giữ khoảng cho răng.

+ Khí cụ định vị hàm: (hay còn gọi là nẹp) các thiết bị này được đeo ở hàm trên hoặc hàm dưới giúp hàm đóng mở thuận lợi hơn. Chúng có thể được dùng hỗ trợ điều trị rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).

+ Tấm chặn môi (lip bumper): khí cụ được thiết kế với mục đích giữ cho môi và má không tiếp xúc nhiều với răng. Môi mà cơ má có thể gây áp lực lên răng và những tấm chặn này giúp giảm các áp lực đó.

+ Khí cụ nong hàm: một loại khí cụ để mở rộng vòm hàm trên. Khí cụ được thiết kế với một tấm nhựa vừa vặn vòm miệng hàm trên, các ốc vít trên khí cụ sẽ được siết theo hướng từ trong ra ngoài buộc các khớp trong xương vòm miệng mở rộng theo chiều dài, mở rộng khu vực vòm miệng.

+ Hàm duy trì tháo lắp: thiết bị này đeo trên vòm miệng, ngăn chặn sự vận chuyển của răng về vị trí cũ trước khi niềng. Ngoài ra, chúng còn được dùng để ngăn chặn thói quen mút tay của trẻ.

 

Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được phần nào về chỉnh nha. Tuy nhiên, các kiến thức có được cũng chỉ giúp bạn có một sự lựa chọn phù hợp cho quá trình điều chỉnh răng miệng. Việc chăm sóc răng miệng hằng ngày trong quá trình niềng răng còn quan trọng hơn. Hãy lựa chọn dụng cụ vệ sinh và kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp với tiêu chuẩn chăm sóc của răng niềng để răng được chắc khỏe hơn, nướu hồng hào săn chắc, không bị viêm, không xuất hiện các đốm trắng trên răng: dấu hiệu của sâu răng. Với các tiêu chuẩn chăm sóc dành riêng cho răng niềng, Ortho Kin tuyệt đối là bộ sản phẩm bạn nên sử dụng đồng hành trong suốt thời gian chỉnh nha. Mọi chi tiết về sản phẩm xin liên hệ :

+ Website: www.kincare.vn

+ Hotline: 1900 6840 hoặc 0978 655 836

+ Facebook: https://www.facebook.com/KinCareVietnam/

 


Bài viết cũ Bài viết mới


0 bình luận

Bình luận

Chú ý , bình luận cần được duyệt trước khi đăng